Nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị tỉnh Hậu Giang trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh. Mục tiêu đến năm 2025, có 82,35% số xã của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 40,48% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11,90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 01 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao; Cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn tỉnh nói chung, ở khu vực nông thôn nói riêng. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.
Ảnh: Sưu tầm
Ngày 30 tháng 6 năm 2022, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 126/KH-UBND về phát động phong trào thi đua “Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hậu Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025.
Về nội dung thi đua: (1) Các ngành, các địa phương tiếp tục tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và trong các tầng lớp Nhân dân về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung và các chủ trương có liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới. Qua đó tạo được sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần chúng Nhân dân trong tổ chức và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. (2) Căn cứ chức năng quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch có lộ trình, giải pháp cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua. (3) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể Nhân dân vận động đoàn viên, hội viên tham gia hưởng ứng tích cực Phong trào thi đua, lựa chọn đảm nhận những nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả năng của đoàn viên, hội viên trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; triển khai đồng bộ, gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào, các cuộc vận động khác do các đoàn thể đang triển khai thực hiện, tạo ra động lực mới cho việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước. (4) Các nội dung cần tập trung đẩy mạnh Phong trào thi đua là: Các hoạt động nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách, đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới; Các hoạt động huy động mọi nguồn lực, xã hội hóa, phát huy nội lực; huy động công sức, cơ sở vật chất cho xây dựng nông thôn mới; Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phấn đấu hoàn thành sớm, có chất lượng nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí sau khi đạt chuẩn.
Về tiêu chuẩn thi đua: (1) Đối với các sở, ban, ngành tỉnh, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thể và các doanh nghiệp: Hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ các văn bản hướng dẫn xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; Nghiên cứu, kịp thời điều chỉnh các văn bản hướng dẫn các địa phương trong triển khai thực hiện và tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Sử dụng nguồn vốn lồng ghép thực hiện xây dựng nông thôn mới có hiệu quả; Hoàn thành tốt công tác chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ (đỡ đầu) các xã (xã điểm, xã đặc biệt khó khăn) xây dựng nông thôn mới theo sự phân công chỉ đạo của UBND tỉnh. Ưu tiên xét chọn khen thưởng đối với các đơn vị chủ động đăng ký đỡ đầu các xã xây dựng nông thôn mới. (2) Đối với các huyện, thị xã, thành phố: Huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao hoặc tiêu biểu trong nỗ lực phấn đấu xây dựng nông thôn mới; Đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh; Số tiêu chí đạt bình quân/xã và kết quả nâng cao chất lượng các tiêu chí cao hơn so với bình quân trong toàn tỉnh; Không xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. (3) Đối với xã: Xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; Xã đặc biệt khó khăn đạt được trên 17 tiêu chí (trong đó có tiêu chí thu nhập và hộ nghèo); Không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. (4) Đối với các doanh nghiệp: Có đóng góp cụ thể, thiết thực trong xây dựng nông thôn mới; Có liên kết, phối hợp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và giải quyết việc làm trên địa bàn nông thôn; hoàn thành tốt nhiệm vụ đỡ đầu các xã xây dựng nông thôn mới (nếu có). (5) Đối với cá nhân: Đối với cán bộ, công chức, viên chức phải nỗ lực bám sát cơ sở, có sáng kiến, giải pháp hữu ích trong việc xây dựng, ban hành hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách, hướng dẫn hoặc chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho đơn vị, cơ sở trong xây dựng nông thôn mới. (6) Đối tượng khác (nông dân, công nhân, các hội, doanh nhân, trí thức, nhà khoa học,...): có nhiều đóng góp về công sức, trí tuệ, tình cảm, vật chất, sáng kiến vào xây dựng nông thôn mới; sản xuất kinh doanh giỏi, có thu nhập cao và giúp đỡ cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương; riêng đối với hộ dân cư nông thôn còn phải có thêm thành tích thực hiện tốt 16 nội dung trong Bản đăng ký hộ gia đình tham gia xây dựng nông thôn mới do Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã phát động (khi có thay đổi thì áp dụng theo nội dung phát động mới).
Về hình thức khen thưởng:
(1) Khen thưởng giai đoạn 2021 – 2025 (sau khi kết thúc giai đoạn): Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 10 tập thể cấp tỉnh là các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, 08 tập thể cấp huyện (mỗi đơn vị cấp huyện 1 tập thể), 24 tập thể cấp xã (mỗi đơn vị cấp huyện chọn 03 xã xét khen thưởng); Tặng cờ thi đua của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xếp hạng nhất, nhì, ba và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các đơn vị đạt giải khuyến khích; Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 15 tập thể là các Công ty, tổ chức, các Hợp tác xã, Tổ hợp tác... Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND cho tối đa 15 cá nhân là thành viên Ban Chỉ đạo nông thôn mới tỉnh, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh; các doanh nghiệp đỡ đầu cho các xã cấp tỉnh; tối đa 24 cá nhân là thành viên Ban Chỉ đạo, Văn phòng điều phối/Tổ giúp việc ban Chỉ đạo cấp huyện; tối đa 24 cá nhân là thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý nông thôn mới xã, cán bộ phụ trách nông thôn mới xã; tối đa 24 cá nhân là thành viên Ban Phát triển ấp; tối đa 50 cá nhân là các mạnh thường quân, các hộ gia đình tiêu biểu.
(2) Khen thưởng cho đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, đơn vị cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu: Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân đối với đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, trong đó gồm: 05 cá nhân, là thành viên Ban Chỉ đạo, Văn phòng điều phối/Tổ giúp việc ban Chỉ đạo cấp huyện, 05 cá nhân cấp xã, 05 cá nhân ấp, 20 cá nhân là các mạnh thường quân, các hộ gia đình tiêu biểu; Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, trong đó gồm: 02 cá nhân là thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý nông thôn mới xã, cán bộ phụ trách nông thôn mới xã, 03 cá nhân là thành viên Ban Phát triển ấp, 10 cá nhân là các mạnh thường quân, các hộ gia đình tiêu biểu. Khen thưởng sẽ được thực hiện vào dịp tổ chức Lễ Công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu./.
Văn Khoa (VP Điều phối NTM tỉnh)